Làm thế nào để thiết kế nhà bếp nhà Bạn đạt chuẩn

Trong thiết kế nội thất hiện đại thì phòng bếp là một trong những hạng mục cực kỳ quan trọng. Trước khi bắt đầu quá trình thiết kế, điều quan trọng nhất là phải làm thế nào để nhà bếp đầy đủ công năng sử dụng. Đây là vấn đề mà kiến trúc sư phải đi tìm hiểu.

Tủ bếp gọn gàng ngăn nắp khiến khu vực bếp núc trở nên sang trọng, rộng rãi, thoáng mát, sạch sẽ hơn SUNIDGROUP sẽ giúp bạn hiểu hơn để có cái nhìn tổng quan về tủ bếp qua một vài lưu ý dưới đây:

Thiết kế kiến trúc và nội thất biệt thự tại Nam Định

5 chức năng chính 1 căn bếp cần phải có:

1. Khu vực cất giữ đồ khô: Đây là nơi cất giữ thực phẩm như mỳ, gạo, sữa, đồ hộp,… được để trong hệ thống ngăn kéo âm giúp bạn quan sát đồ dễ dàng, sử dụng nhanh chóng, hiệu quả.

2. Khu vực để lưu trữ thiết bị đồ dùng: Nơi cất giữ bát, dĩa, cốc, các đồ hộp nhựa đựng thức ăn và nhiều vật dụng làm bếp khác. Những đồ dùng này được sử dụng thường xuyên mỗi ngày. Chúng ta nên sắp xếp chúng ở những ngăn kéo của tủ bếp dưới, điều này đem lại sự tiện lợi và nhanh chóng

3. Khu vực chậu rửa: Bồn rửa và máy rửa chén là trung tâm của khu vực vệ sinh trong bếp. Đây là vị trí hoàn hảo để rửa các vật dụng và lưu trữ rác thải.
4. Khu vực chuẩn bị: Đây là khu vực lưu trữ những vật dụng trong bếp như dao, kéo, các loại thiết bị dùng điện, gia vị cũng như các vật dụng chế biến thức ăn.

5. Khu vực nấu ăn: Đây là trái tim của mỗi căn bếp. Xung quanh khu vực này để các bếp ga, bếp lò nướng, lò vi sóng, máy hút mùi,…. Các dụng cụ dùng để nấu nướng như nồi, niêu, xoong, chảo,.. cũng được sắp xếp ở đây.

Các loại tủ bếp cơ bản

– Tủ bếp song song

– Tủ bếp hình chữ L

– Tủ bếp hình chữ U

Thiết kế nội thất biệt thự cao cấp - hiện đại

Tủ bếp song song

Thiết kế nội thất biệt thự liền kề Vinhomes Green Bay Mễ Trì

Tủ bếp chữ U

Thiết kế thi công nhà liền kề lavender 124 Vĩnh Tuy - Hai Bà Trưng

Tủ bếp hình chữ L

Diện tích và không gian: Khi thiết kế tủ bếp các bạn nên lưu ý tới không gian và diện tích phòng bếp để thiết kế tủ bếp một cách phù hợp và thoải mái khi nấu nướng, các góc chết nên được tận dụng tối đa.

Kích thước tủ bếp: Với chiều cao của người Việt Nam nói chung thì kích thước của tủ bếp dưới phù hợp, thông thường có độ cao từ 80 – 90 cm, sâu từ 45-50cm, tủ bếp trên có độ cao từ 45 – 75cm, độ sâu trung bình từ 30 -35cm. Khoảng cách giữa tủ bếp trên và dưới khu vực bếp gas, máy hút mùi từ 60 – 80cm, khoảng cách giữa tủ bếp trên và dưới khu vực khoang chậu rửa, và khu vực khác từ40 – 60 cm. Tổng chiều cao của toàn bộ tủ từ 2,4 m – 2,5 m, tầm với mở cửa tủ trên tối đa từ 1,8m – 1, 9m.

– Tùy chiều cao của trần nhà bếp mà chọn loại cao hay thấp. Cao thì khoảng 2.4-2,5m. Thấp thì khoảng 2m.

– Xác định vị trí để tủ, kệ trước khi thiết kế để thiết kế hình chữ L, chữ U, G, I hay tủ bếp đảo

kinh nghiệm chọn đồ gỗ nội thất

Cách thiết kế và lựa chọn tủ bếp phù hợp với không gian sống

Màu sắc: của tủ và tường phải hài hòa và cân đối, tạo được điểm nhấn của tủ, thông thường màu tường và màu tủ là hai màu tương phản nhau, màu tường phải làm nền nổi bật cho tủ bếp.

Khí hậu: Với khí hậu miền Bắc nóng ẩm cho nên phải chọn nơi uy tín, gỗ được tẩm sấy tốt sẽ tránh được mối mọt hoặc cong vênh, với khu vực ẩm ướt phần hậu tủ bạn có thể làm thêm tấm nhôm Alumex hoặc tấm nilon chống thấm phía tiếp giáp tường để chống ẩm tránh gây ảnh hưởng đến tủ như mốc, hỏng.

Trang trí: Phần giữa của tủ bếp trên và dưới trước đây thường được ốp gạch, nhưng ốp gạch thường có các vân chỉ, sau một thời gian thường bị bám bẩn, khó lau chùi trông mất thẩm mỹ khu bếp, vì vậy hiện nay kính màu cường lực được thay thế và ốp vào vị trí trên, dễ lau chùi và có nhiều màu sắc khác nhau để lựa chọn, tôn lên vẻ đẹp của khu bếp.

Thiết bị: Hiện nay phần thiết bị dành cho nhà bếp khá nhiều bao gồm (bếp gas, máy hút mùi, máy sấy bát, rửa bát, lò nướng, lò vi song, chậu rửa, vòi rửa …) vì vậy, khi thiết kế chúng ta phải cân đối vị trí, diện tích cũng như nhu cầu thực tế để thiết kế hợp lý, tiện ích nhất.

Phụ kiện: Chúng ta cần lưu ý thêm về công năng cất giữ bảo quản đồ khô, thực phẩm, dụng cụ nấu ăn bên trong tủ bếp đó chính là các phụ kiện cho tủ bếp như giá để đồ khô 5 tầng để thực phẩm, đồ khô, giá góc để dụng cụ nấu ăn nồi, xoong, chảo …(tận dụng khu vực góc chết) được lắp đặt cho bếp hình chữ U, L, G, mâm xoay (có chức năng gần giống với giá góc), giá dao thớt, ray trượt bình gas, thùng rác, thùng gạo (tự đóng mở thùng khi đóng mở cánh tủ), tay nâng (lắp đặt cho khoang tủ trên), có thể mở được ở các cao độ khác nhau, tiện dụng khi đóng mở các khoang tủ trên.

Ngăn kéo: hiện nay thường được thiết kế dạng ray âm có trợ lực và giảm chấn, dù để nặng đến 50kg vẫn có thể đóng mở nhẹ nhàng, hoặc nếu có điều kiện có thể dùng ngăn kéo điện, chỉ cần đẩy nhẹ nhàng ngăn kéo tự động đóng mở các bạn có thể chọn các phụ kiện trên của hãng Blum (Áo) và Hafele (Đức). Bản nề cửa thường đi kèm giảm chấn, giúp khi đóng mở một cách nhẹ nhàng, không tạo sự va đập, bảo vệ gỗ và nước sơn.

Mặt bàn: Có rất nhiều loại vật liệu cho bàn. Phổ biến nhất được sử dụng nhất là:

-Gỗ: truy cập trần được che phủ bằng một tấm gỗ cao áp
-Đá: các loại thông dụng nhất là thạch anh, đá granit và đá cẩm thạch
-Khác: các vật liệu thường bắt nguồn từ một hợp chất như axit acrylic

Liên hệ cho SUNIDGROUP chúng tôi để được tư vấn miễn phí nhanh nhất:

CÔNG TY CỔ PHẦN KIẾN TRÚC VÀ NỘI THẤT MẶT TRỜI

Hotline:  0906288110 – 0966 65 65 25

Phone:  024 226 55551

Email: sunidgroup@gmail.com

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *